5 Thực phẩm hàng đầu gây hôi miệng

Chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng đều là những biện pháp tuyệt vời giúp răng miệng sạch và khỏe mạnh. Nhưng dù đã hết sức phòng thủ kiểm soát, đôi khi hơi thở bạn vẫn có thể hơi nặng mùi. Chớ lo lắng quá. Trong số mọi nguyên nhân gây hôi miệng, 80% đến từ thực phẩm ta ăn hàng ngày. Sau đây là một số thủ phạm chính:

1. Tỏi

Chẳng mấy ai bất ngờ khi tỏi được xếp vào danh sách này, nhưng điều có thể gây sốc là tỏi lại có thể lưu lại dấu ấn sulfuric không chỉ ở trên lưỡi. Tỏi cũng được hấp thu vào huyết quản, tạo làn sóng nặng mùi vào phổi bạn, từ đó nó tự do tìm đường thoát khỏi miệng. Một khi đã được hấp thu, tỏi tỏa mùi tanh qua lỗ chân lông. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta từ bỏ hẳn tỏi. Chỉ lưu ý là tiêu thụ vừa phải, và khi ăn xong thì làm sạch dư vị tỏi bằng cách chải răng và xỉa răng bằng chỉ nha khoa. Đồng thời nhớ dùng nước súc miệng ngày hai lần.

2. Hành

Tương tự như tỏi, mùi hành bám dai dẳng sau khi bạn đã ăn xong. Đó là vì cả hành lẫn tỏi đều chứa hợp chất sulfuric hấp thu vào đường máu rồi tỏa ra vào lúc bạn không hề trông đợi chút nào. Để tăng cường bảo vệ khỏi mùi hôi, hãy chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng đều đặn.

3. Sữa

Sữa có lợi cho cơ thể, nhưng lại làm bẩn miệng. Đó là vì vi khuẩn sẵn có tự nhiên trên lưỡi hấp thu axit amino trong sữa và phô mai, tạo nên mùi chua khó chịu.

4. Cá hộp

Chẳng ai lại lầm lẫn mùi cá với mùi khác như mùi hoa chẳng hạn. Nhưng cá hộp quả là có đẳng cấp vượt trội về mùi tanh hôi. Hải sản thường bắt đầu có mùi ôi chua và tanh nồng khi bị ôxy hóa, mà khi đóng hộp thiếc lưu trong môi trường tăm tối thì quá trình bốc mùi dường như càng tồi tệ hơn.

5. Cải ngựa

Khi một loài cây có mùi đặc thù đến mức động vật háu ăn cũng chê, thì bạn hiểu là dư vị mà nó để lại sau khi tiêu hóa khó ưa đến cỡ nào. Như trường hợp của cải ngựa. Loại củ phổ biến này thường được làm sốt trộn do có hợp chất isothiocynate, tạo mùi vị rất đặc trưng qua hơi thở.