Tuýp tiểu đường nào gây ra bệnh về nướu? Tuýp I hay Tuýp II?

Liệu có khả năng một Tuýp tiểu đường nào có liên quan đến sự tiến triển bệnh về nướu nhiều hơn so với tuýp còn lại? Cho dù bạn bị tiểu đường tuýp I hay tuýp II, điều quan trọng là đánh giá đúng nguy cơ mà tình trạng tiểu đường ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng tổng quát; đặc biệt là bệnh về nướu.

Liệu một trong hai tuýp tiểu đường có gây nguy hiểm cho răng và nướu hơn tuýp kia? Thật không may, câu trả lời là không. Cả bệnh tiểu đường tuýp I và tuýp II đều có ảnh hưởng nghiêm trọng như nhau đối với sức khỏe răng miệng của bạn.

Dấu hiệu chuyển hóa trong nước bọt

Tình trạng tiểu đường có thể tác động đến tuyến nước bọt của bạn ở mức độ phân tử. Ví dụ, các “enzyme phosphatase kiềm” được tìm thấy trong nước bọt có tác động đáng kể đến sự xuất hiện của tình trạng viêm nướu và tiêu xương răng, hai triệu chứng chính của bệnh về nướu. Những “dấu hiệu” về nước bọt này đã được nghiên cứu và đo lường ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II để xác định sự hiện diện và mức độ của các dấu hiệu này so với ở những người không mắc bệnh tiểu đường.

Nồng độ enzyme này càng cao thì khả năng bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh viêm nha chu mãn tính càng cao.1

Độ enzyme cao cũng cho thấy, nước bọt có thể được sử dụng để phân tích độ hiệu quả của một cá nhân trong việc quản lý và điều trị bệnh tiểu đường của họ.2

Việc một cá nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp I hoặc tuýp II không ảnh hưởng đến việc họ có nồng độ protein đo được ở mức đáng quan ngại. Thay vào đó, cả hai tuýp bệnh tiểu đường đều biểu hiện nồng độ protein cao, khác hoàn toàn so với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Những thách thức về viêm nhiễm đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II

Các dấu hiệu nước bọt khác tiếp tục được dùng để đánh giá chức năng miễn dịch và sinh học tế bào, bao gồm cả mức huyết tương cần thiết cho cơ thể khi chống nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường là một yếu tố then chốt phải xem xét khi điều trị bệnh, điều trị đau nhức hoặc phục hồi sau phẫu thuật. Có phải chỉ một tuýp tiểu đường gây khó khăn hơn cho việc chống nhiễm trùng so với tuýp còn lại?

Hóa ra câu trả lời là không. Cả bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II đều có nồng độ interleukin cao (chịu trách nhiệm một phần cho phản ứng viêm trên cơ thể) so với người không mắc bệnh tiểu đường.3

Nói một cách đơn giản, dường như một người, bất kể mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp nào, thì cơ thể họ đều trải qua những thay đổi sinh học tạo ra môi trường lý tưởng bên trong miệng, nơi hiện tượng viêm nhiễm có thể phát triển mạnh.

Có sự khác biệt nào không?

Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có xu hướng phản ứng nhanh hơn và nghiêm trọng hơn với các yếu tố gây viêm nhiễm so với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp II.4 Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của viêm và nhiễm trùng ở hai tuýp tiểu đường vẫn giống nhau.

Sự khác biệt duy nhất giữa bệnh về nướu và tiểu đường là người mắc tiểu đường tuýp I có thể biểu hiện các triệu chứng ở miệng sớm hơn.

Các yếu tố khác cần xem xét

Ngoài bệnh tiểu đường, có những yếu tố khác có thể khiến một cá nhân mắc bệnh về nướu và nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như:

Hút thuốc – “Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chủ yếu; nó làm tăng đáng kể khả năng bệnh về nướu và mức độ nghiêm trọng của bệnh”.5 Vì việc sử dụng thuốc lá sẽ che giấu đi các triệu chứng viêm và chảy máu nướu, nên bệnh về nướu có thể không được chú ý nếu một người không kiểm tra chuyên khoa và đo lường các mô trong các lần khám răng định kỳ.

Thiếu hụt dinh dưỡng hoặc sức khỏe có vấn đề –  Sự thiếu hụt dinh dưỡng chuyên biệt hay hệ thống miễn dịch bị tổn thương (như ở người nhiễm HIV hoặc các tuýp virus khác) hoặc thậm chí chứng loãng xương cũng khiến nguy cơ mắc bệnh về nướu tăng đáng kể.5

Thói quen vệ sinh răng miệng - Vì bệnh về nướu bắt nguồn từ rìa nướu và ngay bên trong túi  nha chu bao quanh răng, nên việc chăm sóc đúng cách tại nhà rất quan trọng trong việc tránh nhiễm trùng. Phương pháp đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày là chìa khóa ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn và sự tấn công của tình trạng nhiễm trùng nướu.

Điều trị bệnh về nướu cho bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II

Do các bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II có nguy cơ gặp tình trạng viêm nhiễm như bệnh về nướu, việc cân nhắc kỹ lưỡng một kế hoạch chăm sóc tại nhà hàng ngày là rất cần thiết. Quá trình này nên bắt đầu bằng một cuộc gặp với nha sĩ để thảo luận về thói quen vệ sinh phù hợp, kết hợp các dụng cụ hỗ trợ phù hợp cho những vùng khó tiếp cận hoặc dễ tổn thương, như túi nha chu sâu, quanh cầu răng hoặc vùng bị nhiễm trùng nướu trước đó.

Lên lịch các cuộc hẹn chăm sóc dự phòng định kỳ tối thiểu mỗi sáu tháng. Mỗi lần khám, nên đánh giá nha chu (sàng lọc bệnh về nướu) để xác định chính xác trường hợp mô nướu lỏng lẻo nào có thể xảy ra kể từ lần khám cuối.

Đối với trường hợp bệnh về nướu đang hoạt động, bệnh nhân tiểu đường nên tuân thủ một loạt các cuộc hẹn về cạo vôi rang và làm láng mặt gốc răng (làm sạch sâu) để loại bỏ cặn vôi hóa và màng sinh học từ bề mặt chân răng. Nếu cần thiết, việc đặt thuốc kháng sinh tại vùng bệnh, nước súc miệng chuyên dụng hoặc phẫu thuật lật vặt cũng có thể hữu ích.

Cuối cùng thì cách điều trị tốt nhất cho bệnh về nướu khi bạn là người mắc bệnh tiểu đường, là kết hợp các biện pháp chăm sóc phòng ngừa nhằm giảm thiểu các loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Cả bệnh nhân tiểu đường tuýp I hoặc tuýp II đều sẽ có những giai đoạn khó khăn hơn so với người khác trong việc phòng tránh bệnh về nướu. Do đó, họ nên cố gắng giữ thói quen hàng ngày ở mức độ tương đương hoặc tốt hơn so với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Hợp tác với bác sĩ và nha sĩ

Bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II nên thảo luận về sức khỏe răng miệng và lượng đường huyết với cả bác sĩ và nha sĩ. Nỗ lực hợp tác chính là điểm mấu chốt, do bản chất song hành giữa bệnh tiểu đường và bệnh về nướu răng. Khi một trong hai bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh còn lại có nhiều khả năng tương tự.5 Để quản lý một trong hai bệnh, cần điều trị hiệu quả trên cả hai mặt trận.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy thảo luận với nha sĩ về những cách mới để cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng và giảm nguy cơ phát triển bệnh về nướu.

Tài liệu tham khảo

1. De, A.; et. al.; Estimation of salivary and serum alkaline phosphatase level as diagnostic marker in type-2 diabetes mellitus with periodontal health and disease: a clinics-biochemical study (Ước tính mức phosphatase kiềm trong nước bọt và huyết thanh như là dấu hiệu chẩn đoán trong tiểu đường tuýp II đối với sức khỏe và bệnh viêm nha chu: một nghiên cứu sinh hóa). J Oral Maxillofac Pathol; Tháng 9 – tháng 12 năm 2018; 22(3):445.

2. Sridharan, S.; et. al.; Salivary alkaline phosphatase as a noninvasive marker for periodontal disease in children with uncontrolled type 1 diabetes mellitus (Phosphatase kiềm nước bọt như một dấu ấn không xâm lấn cho bệnh viêm nha chu ở trẻ em không được kiểm soát tiểu đường tuýp I). J Clin Pediatr Dent; Năm 2017; 41(1):70-74.

3. Borilova, L.; et. al.; Differences in interleukin-8 plasma levels between diabetic patients and healthy individuals independently on their periodontal status (Sự khác biệt về nồng độ huyết tương interleukin-8 giữa bệnh nhân tiểu đường và người khỏe mạnh không lệ thuộc vào tình trạng nha chu của họ). Int J Mol Sci; Tháng 10 năm 2018; 19(10).

4. Perrson, GR; Diabetes and periodontal disease: an update for healthcare providers (Bệnh tiểu đường và bệnh viêm nha chu: bản cập nhật cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Phác đồ tiểu đường). Tháng 11 năm 2012; 24(4):195-198. Truy cập trực tuyến vào tháng 1 năm 2019 tại http://spectrum.diabetesjournals.org/content/24/4/195

5. Preshaw, PM; et. al.; Periodontitis and diabetes: a two-way relationship (Viêm nha chu và tiểu đường: mối quan hệ hai chiều). Diabetologia; Tháng 1 năm 2012; 55(1): 21-31. Truy cập trực tuyến vào tháng 1 năm 2019 tại https://www.researchgate.net/publication/51773657_Periodontitis_and_diab....