Liệu bạn có nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh tiểu đường và bệnh về nướu? Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp I hoặc tuýp II, nguy cơ bị nhiễm trùng răng miệng có thể cao hơn bạn nghĩ rất nhiều.
9 trên 10 người mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp vấn đề về răng miệng1
Các vấn đề nha khoa thường gặp bao gồm:
- Bệnh nướu răng (viêm nướu và viêm nha chu)
- Khô miệng
- Sâu răng
- Hội chứng bỏng rát miệng
- Lưỡi bản đồ
- Chậm lành vết thương
- Mất răng
Bị bệnh về nướu sẽ khiến bạn gặp khó khăn gấp 6 lần khi kiểm soát lượng đường huyết.2
Ngay cả với chế độ ăn uống lành mạnh và trị liệu tốt, tình trạng nhiễm trùng và phản ứng viêm trong miệng do bệnh về nướu gây ra có thể làm giảm hiệu quả kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường hiện tại. Hai bệnh lý này đi đôi với nhau; điều trị chúng liên tục sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
8 trên 10 người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị sâu răng.3
Một phần nguyên nhân của điều này là do sự thoái triển của nướu và khô miệng liên quan đến bệnh tiểu đường. Sâu răng và tiểu đường đều bị tác động bởi glucose (đường), vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng nguy cơ mắc một bệnh này cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh còn lại.
Gần 3 trong số 4 bệnh nhân tiểu đường có mức độ mảng bám răng cao hơn.3
Vì màng sinh học mảng bám là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh về nướu, bệnh nhân tiểu đường cần biết vai trò quan trọng của việc vệ sinh răng miệng thường ngày tốt sẽ làm giảm mức độ mảng bám. Bàn chải đánh răng có lông mềm dùng để chải nướu và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày là rất quan trọng. Sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa, việc sử dụng nước súc miệng có thể giúp loại bỏ bất kỳ mảng bám lỏng lẻo tái khoáng hóa các khu vực yếu do lộ men răng.
Việc nha sĩ điều trị bệnh về nướu có thể giúp bạn cải thiện lượng đường huyết trong vòng 3 tháng.4
Điều trị và phẫu thuật nha chu về cơ bản có thể giúp giảm mức A1c của bạn.5 Điều đó có nghĩa là “cạo vôi răng và làm láng mặt gốc răng” (làm sạch sâu) là cách hiệu quả giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết.1 Trong khi thực hiện các thủ thuật này, những khu vực ngay dưới nướu và bề mặt chân răng được làm sạch hoàn toàn. Vệ sinh răng miệng hằng ngày và duy trì việc làm sạch quản lý và ngăn ngừa khởi phát niễm trùng tái phát.
Nhiễm nấm (nhiễm nấm Candida) rất dễ xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường so với những người không mắc bệnh này.6
Các nghiên cứu cho thấy có tới 79% bệnh nhân tiểu đường có mức độ nấm miệng cao, so với chỉ 20% ở những người không mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn đeo hàm giả có thể tháo lắp, hãy làm theo khuyến nghị của các chuyên gia về cách làm sạch hàm giả một cách hiệu quả nhất, từ đó giảm nguy cơ nhiễm “nấm miệng” và các bệnh nhiễm nấm khác.
Có khoảng 171 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường.7
Con số này dự kiến sẽ tăng lên 366 triệu vào năm 2030.
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 10 lần.8
Bởi vì nguy cơ mắc bệnh về nướu đã là rất cao đối với người mắc bệnh tiểu đường, một kế hoạch cai thuốc lá là rất cần thiết để giảm nguy cơ các tác dụng phụ.
Lượng đường huyết của bạn càng cao, cơ hội gia tăng vi khuẩn trong khoang miệng càng lớn.9
Ngược lại, có thể nói tương tự như sau; mức độ màng sinh học của bệnh về nướu cao được chứng minh là làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị bệnh về nướu trước, bạn sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.10
Bị bệnh về nướu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ người mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.10
Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai được khuyến khích thực hành thói quen giữ vệ sinh răng miệng tốt để giảm nguy cơ các biến chứng răng miệng hoặc tiểu đường, cũng như chuyển dạ sớm và tiền sản giật.
Bệnh về nướu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ). Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn nữa.11
Trị liệu nha chu có thể làm giảm nguy cơ bị đau tim, điều này rất quan trọng đối với những người đang điều trị tiểu đường.11
Bệnh về nướu là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người lớn.
Trong hai thập kỷ qua, những nghiên cứu nối tiếp nhau đã chỉ ra rằng yếu tố chính gây mất răng không phải sâu răng; mà chính là bệnh về nướu. Vì những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nướu, nên nguy cơ bị mất răng cao cũng là điều cần đặc biệt lưu ý ở những người bệnh này.
Hãy nói chuyện với nha sĩ của bạn ngay hôm nay để tìm hiểu những điều cần làm nhằm cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng và tăng cường sức khỏe của răng, nướu và cơ thể.
Tài liệu tham khảo
1. Nazir, et. al.; The burden of diabetes, its oral complications and their prevention and management (Gánh nặng của bệnh tiểu đường, biến chứng răng miệng và cách phòng ngừa và quản lý). Open Access Maced J Med Sci. Tháng 8 năm 2018; 6(8):1545-1553.
2. Badiger, AB, et. al.; Bilateral interrelationship of diabetes and periodontium (Mối quan hệ song phương của bệnh tiểu đường và nha chu). Curr Diabetes Rev.; Tháng 1 năm 2019.
3. Almusawi, M.; et. al.; Potential risk factors for dental caries in type 2 diabetic patients (Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với sâu răng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II). Int J Dent Hyg; Tháng 11 năm 2018; 16(4):467-475.
4. Benrachadi, L.; Mohamed Saleh, Z.; Bouziane, A.; The impact of periodontal therapy on the diabetes control: a systemic review (Tác động của trị liệu nha chu đối với việc kiểm soát bệnh tiểu đường: tổng quan hệ thống). Presse Med. Tháng 1 năm 2019.
5. Preshaw, PM; et. al.; Periodontitis and diabetes: a two-way relationship (Viêm nha chu và tiểu đường: mối quan hệ hai chiều). Diabetologia; Tháng 1 năm 2012; 55(1): 21-31.
6. Gomes, C.; et. al.; Investigations of the prevalence and virulence of candida albicans in periodontal and endodontic lesions in diabetic and normoglycemic patients (Điều tra về tỷ lệ lưu hành và độc lực của candida albicans trong các tổn thương nha chu và nội nha ở bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân có mức đường huyết ổn định). J App Oral Sci; Tháng 5 – tháng 6 năm 2017; 25(3):274-281.
7. De Pinho, A.; et. al.; Impact of periodontal disease on the quality of life of diabetics based on different clinical diagnostic criteria (Tác động của bệnh viêm nha chu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng khác nhau). Int Jour Dent. Năm 2012. Truy cập trực tuyến vào Tháng 1 năm 2019 tại https://www.hindawi.com/journalsijd/2012/986412/.
8. Matthews, D.; The relationship between diabetes and periodontal disease (Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh viêm nha chu). J Can Dent Assoc; năm 2002; 68(3):16 1-4. Truy cập trực tuyến vào Tháng 1 năm 2019 tại https://www.cda-adc.ca/jcda/vol-68/issue-3/161.pdf.
9. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Disorders. Diabetes, Gum Disease, & Other Dental Problems (Bệnh tiểu đường, bệnh về nướu và các vấn đề nha khoa khác). Tháng 9 năm 2014. Truy cập trực tuyến vào Tháng 1 năm 2019 tại https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventin....
10. Journal of the American Dental Association; For the dental patient…gum disease can raise your blood sugar level (Đối với bệnh nhân nha khoa…bệnh về nướu có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn). Tháng 7 năm 2013. 144 (7). Truy cập trực tuyến vào tháng 1 năm 2019 tại https://www.ada.org/~/media/ADA/Publications/Files/FTDP_July2013_2.pdf?l....
11. Peng, C., et. al.; Periodontal treatment and the risks of cardiovascular disease in patients with type 2 diabetes: a retrospective cohort study (Điều trị nha chu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II: một hồi cứu đoàn hệ). Intern Med; năm 2017; 56(9):1015-1021.