Các vấn đề về răng miệng liên quan đến bệnh tiểu đường

Nếu bạn là một trong hàng triệu người đang sống chung với căn bệnh tiểu đường, các vấn đề về răng miệng như khô miệng hoặc loét miệng rất có thể là một vấn đề thường gặp. Hơn 90% người mắc bệnh tiểu đường có một số vấn đề về sức khỏe răng miệng.1 Loét miệng, bệnh về nướu, khô miệng và đau nhức trong miệng là một vài ví dụ.

Mặc dù mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề răng miệng, nhưng có những biện pháp bạn có thể thực hiện để phục hồi nhanh hơn và giảm khả năng tái phát thường xuyên. Trong trường hợp bạn đang gặp vấn đề sức khỏe (mà ở đây là bệnh tiểu đường) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa thứ phát, phương pháp chăm sóc dự phòng là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Mối liên kết giữa bệnh tiểu đường và khô miệng

“Chứng khô miệng” (“Xerostomia”) là thuật ngữ lâm sàng dùng để mô tả sự khô miệng. Chứng khô miệng có thể khiến miệng cảm thấy quá dính hoặc khô để nói và ăn một cách thoải mái, dẫn đến đau miệng, gây cảm giác nóng rát và gia tăng sâu răng đáng kể.

Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường có xu hướng bị khô miệng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có gần 2/3 bệnh nhân tiểu đường bị khô miệng.2

Mặc dù những tác dụng phụ của chứng khô miệng là không mong muốn và gây khó chịu, nhưng hệ quả của chứng khô miệng thậm chí còn đáng xem xét hơn: sâu răng.

Nguyên nhân gây khô miệng ở bệnh nhân tiểu đường?

Bệnh nhân tiểu đường có xu hướng gặp nhiều vấn đề hơn với chứng khô miệng do sự chuyển hóa tự nhiên của cơ thể. Tình trạng này là tác dụng phục của bệnh tiểu đường cũng như của một số loại thuốc (như thuốc được sử dụng để điều trị hen suyễn hoặc thuốc chống dị ứng không kê toa). Một số nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến thoái triển tuyến nước bọt và chức năng tuyến ở thai nhi.3

Phương pháp điều trị khô miệng cho người mắc bệnh tiểu đường

Vì khô miệng không phải là điều cần thiết để điều trị nên các nha sĩ và chuyên gia nha khoa thường chú trọng hỗ trợ bệnh nhân tìm cách kiểm soát các triệu chứng. Lời khuyên cho người mắc bệnh tiểu đường điều trị tình trạng khô miệng khá giống với với những người không mắc bệnh tiểu đường như:

• Nhấp nước chứa fluor thường xuyên trong ngày

• Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và dùng nước súc miệng chứa floride hằng ngày

• Lên lịch thăm khám răng miệng thường xuyên để kiểm tra tình trạng sâu răng

• Yêu cầu dịch vụ thoa fluor tại ghế nha mỗi lần khám nha khoa

• Kết hợp sử dụng các sản phẩm chống khô miệng để hỗ trợ bôi trơn

• Sử dụng bạc hà và kẹo cao su không đường để tăng việc tiết nước bọt

Lên kế hoạch vệ sinh răng miệng toàn diện là điều cần thiết cho bất cứ ai bị khô miệng, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Vì cả sự mất cân bằng đường huyết và lưu lượng nước bọt thấp đều có thể làm tăng tốc độ tiến triển sâu răng nên việc hình thành thói quen tốt là rất quan trọng. Hãy lên kế hoạch đánh răng không dưới hai phút/lần và hai lần/ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày và sau đó dùng nước súc miệng kháng khuẩn chứa fluor. Hãy chú ý đến các khu vực dọc theo nướu - đặc biệt là bề mặt chân răng bị lộ - nơi có xu hướng tích tụ và bị vi khuẩn gây sâu răng tấn công đầu tiên.

Có mối liên hệ nào giữa bệnh tiểu đường và tình trạng loét miệng?

Loét và đau nhức miệng có nhiều dạng và kích cỡ. Một số là do cơ hội như loại nhiễm nấm, trong khi số khác lại do thiếu hụt dưỡng chất /khoáng chất hoặc do nhiễm virus. Vì bệnh tiểu đường ức chế khả năng làm lành vết thương của cơ thể nên người bệnh có nhiều khả năng nhận thấy mối liên hệ giữa đau hoặc loét miệng với tình trạng bệnh lý của họ.1

Nguyên nhân gây loét miệng ở bệnh nhân tiểu đường

Các nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường đã chỉ ra rằng nhiều trường hợp loét miệng bị loét là do kích ứng răng giả, nhiễm nấm (lichen phẳng), cũng như khô miệng.  4 Một nghiên cứu khác cho thấy hầu hết các trường hợp loét miệng ở bệnh nhân tiểu đường có liên quan đến một loại nấm cụ thể có tên gọi là Candida albicans. C. albicans, xảy ra ở những người có hệ thống miễn nhiễm yếu hoặc suy giảm, bao gồm những bệnh nhân lớn tuổi hoặc mắc bệnh tiểu đường. 5 Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ phổ biến khác khi kết hợp với bệnh tiểu đường, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lở miệng.

Điều trị loét miệng (nếu bạn bị tiểu đường)

Bởi vì loét miệng mở ra một “cửa ngõ tiềm năng cho các tác nhân truyền nhiễm”, nên việc điều trị càng sớm càng tốt đặc biệt quan trọng với bệnh nhân tiểu đường.4 Tùy thuộc vào chẩn đoán lâm sàng từng loại loét miệng, nha sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm tới thuốc dùng để kiểm soát virus herpes simplex gây “rộp môi”, hoặc trong trường hợp bệnh nhân có bộ phận giả (răng, niềng, v.v.) có thể tháo rời, lớp lót có thể phải điều chỉnh.

Vì bệnh tiểu đường thường khiến thời gian phục hồi đau hoặc loét miệng lâu hơn, việc xác định dạng nhiễm trùng càng sớm càng tốt rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian chữa bệnh. Việc cân bằng mức đường huyết của bạn qua điều trị bệnh tiểu đường với bác sĩ là một trong những cách tốt nhất để giảm sự xuất hiện của các vết loét miệng. Ngoài ra, hãy lên kế hoạch gặp nha sĩ tối thiểu sáu tháng một lần để kiểm tra răng miệng và làm sạch chuyên khoa. Các vết loét như dạng gây rộp môi cũng có thể được điều trị bằng laser mô mềm, cho phép phục hồi nhanh hơn nhiều.

Một nguyên tắc chung cho loét miệng là đợi cho chúng tự lành hoàn toàn trong vòng hai tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường hiểu rõ nhất về cơ thể của họ, và biết rằng khung thời gian này thường sẽ kéo dài hơn. Nếu vết loét miệng dai dẳng và chúng không tự lành trong khoảng thời gian bạn trông đợi, hãy gặp ngay nha sĩ để phòng trường hợp bệnh trở nên mãn tính hoặc nghiêm trọng hơn - như ung thư miệng - có thể xảy ra. Do mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khỏe răng miệng với tình trạng tiểu đường, việc quản lý cả hai bệnh lý trong khoảng thời gian liền kề thường cho phép đáp ứng tích cực nhất với trị liệu.

Tài liệu tham khảo

1. Nazir, et. al.; The burden of diabetes, its oral complications and their prevention and management (Gánh nặng của bệnh tiểu đường, biến chứng răng miệng và cách phòng ngừa và quản lý). Open Access Maced J Med Sci. Tháng 8 năm 2018; 6(8):1545-1553.

2. Almusawi, M., et al.; Potential risk factors for dental caries in type 2 diabetic patients (Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với sâu răng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II). Int J Dent Hyg; Tháng 11 năm 2018; 16(4):467-475.

3. El Sadic, a., Mohamed, E., El Zainy, A.; Postnatal changes in the development of rat submandibular glands in offspring of diabetic mothers: biochemical, histological and ultrastructural study (Những thay đổi sau sinh trong sự phát triển của tuyến cận giáp ở chuột con sinh ra bởi chuột mẹ mắc bệnh tiểu đường: nghiên cứu sinh hóa, mô học và siêu âm). PLoS One; Tháng 10 năm 2018; 13(10).

4. Trentin, M., et. al.; Most frequent oral less in patients with type 2 diabetes mellitus (Những bệnh răng miệng thông thường ít gặp hơn ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II); J Contemp Dent Prac; Tháng 2 năm 2017;18(2):1-7-111.

5. Jhugroo, C., et. al.; Characterization of oral mucosa lesions and prevalence of yeasts in diabetic patients: a comparative study (Đặc điểm của tổn thương niêm mạc miệng và tỷ lệ nhiễm nấm men ở bệnh nhân tiểu đường: một nghiên cứu so sánh). Microb Pathog; Tháng 11 năm 2018; 126:363-367.