Bởi vì bệnh tiểu đường và bệnh về nướu có xu hướng song hành với nhau nên phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự hỏi liệu tình trạng này có khiến họ dễ bị nhiễm trùng mô mềm bên trong miệng, đồng thời gây ảnh hưởng thai kỳ hay không. Đó là mối quan ngại có cơ sở vì sự hiện diện của bệnh viêm nha chu (bệnh về nướu) có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ chuyển dạ sớm, tiền sản giật hoặc sinh con nhẹ cân.
Có mối liên hệ giữa chứng tiểu đường thai kỳ và bệnh về nướu không?
Các nghiên cứu lâm sàng ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đã phát hiện ra rằng, so với phụ nữ mang thai không mắc bệnh tiểu đường, họ có nhiều khả năng gặp phải các “triệu chứng viêm nướu” nặng hơn.1 Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ mang thai nên được kiểm tra bệnh về nướu trong các cuộc hẹn chăm sóc sức khỏe răng miệng.2
Những nghiên cứu khác còn cho thấy rằng các triệu chứng bệnh về nướu tăng cao ở tất cả phụ nữ mang thai, không chỉ với những người bị tiểu đường thai kỳ.3
Các nhà nghiên cứu hoàn thành các nghiên cứu dịch tễ học gần đây nhất cho thấy rằng sự hiện diện của bệnh về nướu thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.4
Dù bạn ủng hộ lập trường nào, thì cả hai đều chung một kết luận: tất cả phụ nữ, đặc biệt là những người mắc chứng tiểu đường thai kỳ, nên hiểu sâu hơn về cách mà sức khỏe của nướu nói chung ảnh hưởng đến thai kỳ của họ.
Thay đổi nội tiết tố: Nướu của bạn bị ảnh hưởng như thế nào
Đối với một số phụ nữ, những thay đổi về sức khỏe nướu trong chu kỳ kinh nguyệt là bình thường; khi mang thai, các triệu chứng như vậy có thể trở nên phổ biến hơn. Các triệu chứng của viêm nướu khi mang thai có thể bao gồm sưng nướu hoặc chảy máu nướu, cũng như sự phát triển quá mức của mô nướu khiến một phần răng bị che phủ.
Viêm nướu khi mang thai thường khác với bệnh về nướu thông thường ở chỗ, bệnh về nướu thông thường sẽ cải thiện khi vệ sinh răng miệng tốt hơn, trong khi viêm nướu khi mang thai có thể không cải thiện nếu tự chăm sóc.
Những thay đổi nội tiết tố và protein khác nhau trong cơ thể khi mang thai có thể gây viêm và sưng nướu.5 Tin tốt rằng đây chỉ là tình trạng tạm thời, và tình trạng viêm do nội tiết tố có xu hướng cải thiện sau khi sinh.
Có phải tình trạng viêm nướu khi mang thai là do chứng tiểu đường thai kỳ?
Mặc dù hầu hết phụ nữ có xu hướng nghi ngờ bệnh viêm nướu khi mang thai hoặc bệnh về nướu là do tiểu đường thai kỳ gây ra, thực tế có thể hiểu theo chiều ngược lại.4
Bệnh về nướu có thể gây hại cho thai kỳ của tôi không?
Nhiều phụ nữ mang thai không nhận ra mối nguy hiểm mà bệnh về nướu gây ra cho thai kỳ của họ. Cộng thêm bệnh tiểu đường thai kỳ, việc cân bằng một lối sống lành mạnh có thể cực kỳ khó khăn.
Bệnh nha chu (bệnh về nướu) khi mang thai bị coi là một tác nhân dẫn đến nhiều hệ lụy cho thai kỳ, chẳng hạn như:4
• Tiểu đường thai kỳ
• Sinh non
• Hạn chế sự phát triển của thai nhi
• Sinh nhẹ cân
• Tiền sản giật
“Những bướu nướu khi mang thai” là gì?
Phụ nữ khi mang thai có nướu tăng trưởng quá mức đôi khi mô nướu đỏ và sưng quá mức như “các khối bướu nướu khi mang thai”. Mắc dù tình trạng này thường chỉ là tạm thời và biến mất sau khi sinh, nó cũng có những dấu hiệu giống như của bệnh về nướu.
Tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra bệnh về nướu lâu dài?
Bởi vì nghiên cứu cho thấy rằng bệnh về nướu có thể góp phần gây viêm nướu khi mang thai (chứ không phải là ngược lại), nhưng có vẻ như không phải khi xảy ra mất cân bằng mức axit glycolic sau khi sinh thì nó có thể dẫn đến tác động kéo dài lên tình trạng nướu.
Tuy nhiên, nếu viêm nướu khi mang thai, hoặc đang mắc bệnh về nướu mà không được điều trị kết hợp với viêm nướu khi mang thai, sự nhiễm trùng nướu có thể dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài và bất hồi phục.
Ví dụ, nếu các triệu chứng bệnh về nướu trở nên rõ ràng khi mang thai nhưng người mẹ quá e ngại việc gặp nha sĩ, nhiễm trùng nướu sẽ có cơ hội tiến triển trong thời gian trì hoãn. Khi ấy, nướu và chân răng trở nên lỏng lẻo tách rời nhau và không thể bám lại được. Nếu bệnh chuyển từ giai đoạn nhiễm trùng mức độ trung bình sang giai đoạn nặng, các ảnh hưởng sẽ kéo dài cả sau khi quá trình điều trị nha chu hoàn tất.
Như với bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ trải qua một số khó khăn tương tự trong việc làm lành và phục hồi vết thương. Vì vậy, họ nên dành nhiều thời gian hơn nữa để giải quyết các vấn đề sức khỏe răng miệng vì bệnh về nướu có thể không đáp ứng nhanh với điều trị như lúc trước hoặc sau khi sinh.
Cách điều trị bệnh về nướu khi mang thai
Do màng sinh học đường miệng có nguy cơ lây lan từ miệng qua hệ thống tuần hoàn của cơ thể mẹ vào nhau thai, nơi nó sẽ lây qua em bé, nên cần phải điều trị bệnh nướu răng ở giai đoạn sớm của thai kỳ để giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn cho thai nhi.
Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, liệu pháp nha chu (một chuỗi hoạt động “làm sạch sâu”) sẽ loại bỏ màng sinh học nhiễm trùng và có hiệu quả trong việc giảm viêm bên trong khoang miệng.6 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị bệnh về nướu và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác có “tác dụng có lợi cho việc kéo dài thai kỳ”.7 Vì bất kỳ phụ nữ mang thai mắc bệnh về nướu đều có nhiều nguy cơ bị biến chứng nên việc điều trị như vậy là rất cần thiết.
Trong quá trình điều trị bệnh về nướu, nồng độ hormone liên đới với nhiễm trùng được nhận thấy giảm rõ rệt. Như vậy, việc điều trị bệnh về nướu không phẫu thuật có lợi cho cả mẹ và con. Một số bằng chứng cho thấy phương pháp điều trị nướu có thể giúp cải thiện tình trạng cân nhẹ ở trẻ sơ sinh.8s
Điều trị bệnh nướu răng ở phụ nữ mang thai khá giống với điều trị ở phụ nữ không mang thai. Một số cân nhắc sẽ cần phải được cung cấp cho sự thoải mái của người mẹ ngả lưng trên ghế, và các loại thuốc gây mê được sử dụng nếu cần thiết để làm tê khu vực nướu trong suốt buổi điều trị. Không có chống chỉ định điều trị nha khoa cần thiết trong thai kỳ, vì vậy phụ nữ có thai nên gặp nha sĩ càng sớm càng tốt nếu được chẩn đoán mắc tiểu đường hoặc họ bắt đầu có các triệu chứng của bệnh nướu răng.
Tài liệu tham khảo:
1. Anwar, N., et. al.; Factors associated with periodontal disease in pregnant diabetic women (Các yếu tố liên quan đến bệnh viêm nha chu ở phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ). Mymensingh Med J. Tháng 4 năm 2016; 25(2):289-95.
2. Chokwiriyachit, A., et. al.; Periodontitis and gestational diabetes mellitus in non-smoking females (Bệnh viêm nha chu và tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ không hút thuốc).; J Periodontol; Tháng 7 năm 2013; 84(7):857-62.
3. Esteves, L.; Miranda Cota, L.; Costa, F.; Association between periodontitis and gestational diabetes mellitus: a case-control study (Mối liên hệ giữa bệnh viêm nha chu và tiểu đường thai kỳ: một nghiên cứu bệnh chứng). J Periodontol; Tháng 9 năm 2013; 84(9):1257-65.
4. Komine-Aizawa, S.; Aizawa, S.; Hayakawa, S.; Periodontal disease and adverse pregnancy outcomes (Bệnh viêm nha chu và hệ lụy cho thai kỳ). J Obstetrics Gynacol Res; Tháng 1 năm 2019; 45(1):5-12.
5. Lasisi, T.; Abdus-Salam, R.; Pregnancy-induced periodontal inflammation: influence of salivary cytokines and antimicrobial proteins (Viêm nha chu do mang thai: ảnh hưởng của phân chia tế bào nước bọt và protein kháng khuẩn). Saudi Dent J; Tháng 10 năm 2018; 30(4):306-311.
6. Yarkac, F.; Gokturk, O.; Demir, O.; Effect of non-surgical periodontal therapy on the degree of gingival inflammation and stress markers related to pregnancy (Hiệu quả của điều trị nha chu không phẫu thuật đối với mức độ viêm nướu và sự di truyền bệnh lý trong thai kỳ). J App Oral Sci; Tháng 7 năm 2018.
7. Novak, T.; et. al.; Effect of the treatment of periodontal disease on the outcome of pregnancy (Hiệu quả của việc điều trị bệnh viêm nha chu với kết quả của thai kỳ). Orv Hetil; Tháng 6 năm 2018; 159(24):978-984.
8. Iheozor-Ejiofor, Z., et. al.; Treating periodontal disease for preventing adverse birth outcomes in pregnant women (Điều trị bệnh viêm nha chu để ngăn ngừa hệ lụy thai kỳ ở phụ nữ mang thai). Cochrane Database Syst Rev. Tháng 6 năm 2018.