Hơi thở Thơm mát: Câu hỏi thường gặp

Hôi miệng có phải là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn?

Đúng vậy, hôi miệng kéo dài có thể là hệ quả của một số bệnh lý khác. Những chứng bệnh như trào ngược axit và ợ nóng có thể để lại dư vị khó chịu trong miệng. Trong trường hợp khác, vi khuẩn và đàm tích tụ khi bị viêm xoang có thể là nguyên nhân của bệnh hôi miệng. Hơi thở thoảng mùi trái cây không hôi cũng không được thơm lắm là dấu hiệu rõ ràng của bệnh tiểu đường, còn mùi khai nồng có liên quan đến bệnh thận.

Bệnh nha chu cũng như viêm nướu có thể gây hôi miệng vì sự hiện diện của quá nhiều vi khuẩn trong miệng. Và chứng khô miệng khiến nước bọt suy giảm, nên miệng không có khả năng tự động cuốn trôi vi khuẩn và vụn thức ăn trên răng và nướu trước khi chúng chuyển hóa và bắt đầu phân hủy.

Nếu bạn lo ngại liệu hôi miệng có phải là dấu hiệu của bệnh nào đó nghiêm trọng hơn, hoặc nếu bạn không thể khắc phục được bằng cách chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ.

Những thói quen nào gây Hôi miệng?

Khi nói tới những thói quen có thể gây hôi miệng, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu. Chỉ riêng động tác hút thuốc, chưa kể đến những nguy cơ cho sức khỏe, cũng đủ để miệng bạn có mùi vị như cái gạt tàn thuốc. Ăn nhiều đường cũng không giúp ích được gì; vi khuẩn tự nhiên trong miệng sẽ sinh sôi nhờ lượng đường cao, hình thành nhiều mảng bám trên răng và nướu. Chế độ ăn giảm carbonhydrat có thể tăng gấp đôi nguy cơ hôi miệng vì cơ thể tăng tiết amoniac để cố gắng chuyển hóa thức ăn. Những ai hay nhịn ăn hoặc ăn quá nhanh thường lại có nguy cơ kiểu khác: động tác nhai kích thích tiết nước bọt, giúp miệng khỏi bị khô và có mùi hôi. Khi bạn không ăn trong thời gian dài, hơi thở bạn bắt đầu có mùi. Khô miệng cũng ảnh hưởng đến những người hay thở qua miệng, khiến họ rơi vào tình trạng hôi miệng không mong muốn. Cuối cùng, những ai bị căng thẳng quá mức cũng có thể bị hôi miệng.

Liệu kẹo cao su có thật sự giúp trị hôi miệng?

Có và không. Hôi miệng thường xuất phát từ chứng khô miệng, kẹo cao su không đường có thể là giải pháp tuyệt vời để thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động. Không chỉ giúp cuốn trôi vi khuẩn, nước bọt còn giúp đánh bật vụn thức ăn còn sót trong miệng trước khi chúng phân hủy.

Tuy nhiên kẹo cao su thông thường, kẹo bạc hà và các loại kẹo khác đều chứa nhiều đường, như thế lại càng tiếp tay cho hôi miệng. Chúng có thể át mùi hôi miệng, nhưng thực chất là không tiêu diệt được vi khuẩn gây hơi thở nặng mùi. Đó là vì đường bám vào răng và nướu rồi phân hủy, gây thêm mùi hôi và tăng mảng bám. Mảng bám càng nhiều thì hơi thở càng nặng mùi.

Cách xử lý tốt nhất là chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng ngày hai lần. Như vậy mới đảm bảo khoang miệng bạn sạch hoàn toàn.

Nước súc miệng có gây hôi miệng không?

Trừ khi bạn dùng nước súc miệng mùi tỏi và phô mai xanh, không loại nước súc miệng nào lại khiến hơi thở bạn có mùi. Thật vậy, các nghiên cứu cho thấy nước súc miệng diệt khuẩn LISTERINE® thậm chí còn giúp tiết nước bọt nhanh hơn, từ đó ngừa chứng khô miệng (nguyên nhân gây hôi miệng). Để phát huy tối đa tác dụng, hãy dùng nước súc miệng LISTERINE® ngày hai lần theo chỉ dẫn để được ngăn ngừa vi khuẩn suốt 24 giờ.